Thuật ngữ liên quan đến ICO
ICO: Phát hành Coin lần đầu
ICO (Initial Coin Offering) có nghĩa phát hành đồng tiền - coin lần đầu tiên của dự án, đây là một cách mà dự án gọi vốn trong thị trường Crypto.
IDO: Gọi vốn trên sàn phi tập trung
IDO là từ viết tắt của của Initial Decentralized Exchange Offering. Đây cũng là một hình thức gọi vốn, nhưng nơi gọi vốn không phải là sàn tập trung (Centralized Exchange) như Binance, Coinbase, mà là các nền tảng phi tập trung như Polkastarter, Poolz, Dao Maker,..
IEO: Gọi vốn cộng đồng thông qua các sàn giao dịch
IEO là từ viết tắt của Initial Exchange Offering, nó cũng giống như ICO, cũng là một hình thức kêu gọi vốn. Nhưng IEO là crowdfunding thông qua việc chào bán token trên các sàn giao dịch.
Các dự án niêm yết trên Binance Launchpad đều được chào bán với hình thức IEO, một số dự án gần đây như Injective Protocol (INJ), Sandbox (SAND),...
Launchpad
Launchpad được hiểu như bệ phóng cho các dự án trong thị trường crypto. Nó là nơi các dự án hiện nay sử dụng để phát hành token và gọi vốn IDO, IEO có thể kể đến một vài cái tên như Polkastarter, DAO Maker, Solstarter, BSCPad,…
Hard Cap: Giới hạn trần, mức vốn huy động tối đa
Hard Cap là mức vốn tối đa mà dự án muốn huy động thông qua các hoạt động seed sale, private sale, presale, ICO, IEO... Giới hạn này sẽ do dự án tự đặt ra. Một khi đã đạt được HC thì dự án không huy động vốn nữa.
TGE (Token Generation Event): Sự kiện tạo token
Thường dùng để chỉ thời điểm mà một dự án bắt đầu tạo token trên blockchain. Từ thời điểm TGE trở về sau, tùy theo từng dự án mà token sẽ được trả cho nhà đầu tư sớm và/hoặc có thể giao dịch trên thị trường.
Khi đi pool, TGE thường là thời điểm dự án trả token lần đầu tiên theo số % tương ứng. Ví dụ: Dự án Atlantis (TAU) trả 10% TGE. Nếu mua 200$ với giá 0,08 ta được tổng cộng 2.500 TAU, TGE trả 10% = 250 TAU.
Vesting
Ở thị trường crypto, cụ thể là trong giai đoạn chào bán token lần đầu (ICO, IDO, IEO) hoặc các sự kiện huy động vốn, sau khi nhà đầu tư sở hữu được token ở giai đoàn này các nhà đầu tư sẽ được trả một lượng token nhất định chứ không được nhận hết số token mà họ đã mua. Số lượng token còn lại sẽ được dự án giữ lại trong một khoảng thời gian cụ thể. Quá trình nắm giữ, khoá và phát hành các token đó được gọi là Vesting và thường sẽ áp dụng cho token của team, advisors hoặc investors nắm giữ.
Các dự án tiền mã hoá thường sẽ sử dụng lịch trình phát hành token dài hạn cho các nhà đầu tư, điều này có thể giúp các dự án có thể giữ được các nhà đầu tư trong một khoảng thời gian dài. Đồng thời, quá trình này sẽ giúp giảm bớt sự thao túng thị trường và khả năng cho các nhà phát triển tiếp tục xây dựng và phát triển dự án của họ.
Vesting period
Tổng thời gian token được phân phối thành từng đợt theo lịch vesting.
Ví dụ: Linear vesting theo tháng trong 12 tháng tức là mỗi tháng sẽ đều đặn nhận được 1/12 tổng số token đã mua.
Cliffing
Khái niệm thường được thấy trong lịch trả token của các dự án. Cliff chỉ khoảng thời gian "trượt", token sẽ không được trả vào những tháng này. Thông thường thì cliff sẽ áp dụng cho các phần token được phân bổ cho team, cố vấn (advisors) hoặc nhà đầu tư (investors) chiến lược, giúp người mua yên tâm là sẽ không bị "xả" sau khi token được phát hành.
Ví dụ: "Team allocation có cliff 12 tháng, vesting 12 tháng" nghĩa là 12 tháng đầu team sẽ không nhận được token, từ tháng 13 tới tháng 24 sẽ trả dần hàng tháng, mỗi lần 1/12 số token.
Liquidity: Thanh khoản
Liquidity là thanh khoản trên sàn giao dịch. Ở đây các sàn có thể là DEX (PancakeSwap, UniSwap, BakerySwap…) hoặc CEX (Binance, Gate, Kucoin, OKEx…). Thanh khoản lớn đồng nghĩa với việc giao dịch sẽ không bị lệch giá quá nhiều do nhu cầu mua bán của thị trường cao và việc mua bán dễ dàng được khớp lệnh ngay lập tức. Ngược lại khi thanh khoản nhỏ hoặc không có thanh khoản đồng nghĩa với việc, bạn sẽ khó mua/bán hoặc không thể khớp lệnh khi thực hiện mua/bán.
Một ví dụ của tài sản có tính thanh khoản cao là BTC và ETH. Nếu bạn mua BTC và ETH thì sẽ rất dễ bán vì lúc nào cũng có nhu cầu mua hay hoạt động giao dịch diễn ra liên tục. Nhưng nếu chẳng may mua phải mấy đồng coin rác cộng thêm kém thanh khoản thì nhiều khả năng bạn sẽ không bán được vì chẳng ai quan tâm đến nó - trừ bạn.
Liquidity Pool (LP)
Thường thấy ở các dự án DEX và lending. Có thể hình dung LP là một cái hồ/bể, trong đó có chứa cặp tài sản (thường là token và coin dùng để mua bán, vd như BNB, USDT) và đợi người khác mua/bán, vay/mượn theo nhu cầu. Người bỏ tài sản vào pool được gọi là Liquidity Provider và có thể nhận về phí giao dịch khi có ai đó phát sinh giao dịch ở LP.
Market maker: Nhà cung cấp thanh khoản
Market maker có nghĩa là nhà tạo lập thị trường hoặc nhà cung cấp thanh khoản. Họ là những trung gian tài chính - những con cá voi trong thị trường. Họ chấp nhận rủi ro nắm giữ một khối lượng lớn của một loại coin nhất định và hoạt động để thúc đẩy giao dịch đối với đồng coin đó.
Việc market maker làm là đáp ứng nhu cầu mua/bán của nhà đầu tư. Market Maker thực hiện các cuộc giao dịch đối chọi lại với các giao dịch của khách hàng. Nghĩa là khi khách hàng mua thì họ bán, khách hàng bán thì họ mua. Ví dụ bạn muốn bán (mua) một đồng coin nào đó nhưng hiện tại không có ai trên thị trường muốn mua (bán) thì market maker sẽ tiến hành thực hiện giao dịch.
Thông qua cơ chế này, bất kỳ ai muốn mua một đồng coin thì sẽ có người sẵn sàng bán và ngược lại. Nhờ đó mà quá trình giao dịch diễn ra một cách trơn tru và nhanh chóng hơn, giảm thiểu rủi ro thanh khoản.
Đối với Market Maker, việc kiếm lợi nhuận sẽ dựa trên sự chênh lệch giữa giá mua (Bid Price) và giá bán (Ask Price). Theo giới chuyên môn, khoảng chênh lệch này được gọi là “Spread” hoặc mức chênh lệch của Market Maker hoặc chênh lệch giá mua và bán.
Ngoài ra, Market Maker còn thu lợi nhuận từ phí cho mỗi cuộc giao dịch của khách hàng. Ví dụ, khi giao dịch trên Binance, bạn phải trả 0,1% phí cho mỗi giao dịch của mình.
Khi khối lượng giao dịch càng lớn, lợi nhuận Market Maker thu được càng lớn. Thế nên, các Market Maker sẽ luôn có hoạt động làm thị trường biến động mạnh mẽ. Thậm chí, họ còn là nhân tố tham gia thao túng, làm đảo giá trên thị trường. Một số hoạt động có sự “nhúng tay” của Market Maker như: bơm/xả token, tạo hiệu ứng FOMO, marketing thu hút nhà đầu tư f0,…
Market taker
Market maker (MT) là những người giao dịch chủ động chấp nhận mức giá mà thị trường đưa ra. Tức là người đi khớp lệnh từ sổ lệnh được market maker (MM) để sẵn. Tên market taker cũng được đặt theo cách của đối tượng này hoạt động. Khi người giao dịch chủ động khớp lệnh như trên thì các lệnh chờ được lấy khỏi sổ lệnh do đó được gọi là "taker".
Market taker dễ thấy nhất chính là các nhà giao dịch đơn lẻ - retailers.
ROI: Tỷ suất hoàn vốn
ROI là viết tắt của Return On Investment, đây là chỉ số tỷ suất hoàn vốn. Nói một cách đơn giản là “lãi” - lợi nhuận (tính theo %) trên tổng số tiền đầu tư.
ROE: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
ROE là viết tắt của Return On Equity , đây là một chỉ số đo lường tỷ lệ phần trăm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đã được đầu tư. Vốn chủ sở hữu là phần đầu tư thuộc sở hữu của nhà đầu tư; đó là khoản đầu tư "ròng" tức là sau khi trừ đi các khoản nợ hoặc nợ phải trả. Nói đơn giản là "lãi" tính theo trên số tiền bạn thực có - chứ không phải đi vay.
Whitelist
Whitelist có thể nói là một thuật ngữ không thể thiếu nếu bạn đầu tư vào một đợt mua sớm hoặc phát hành token nào đó. Nói một cách dễ hiểu thì whitelist là danh sách ưu tiên. Một khi lọt vào whitelist, bạn sẽ được ưu tiên và có khi sẽ là “chắc suất” mua trước so với thị trường.
Moonsheet
Moonsheet là từ ghép của 2 từ đơn là moon và sheet.
Moon là từ chỉ việc tăng giá, tăng lên rất cao, ví dụ như "to the moon" hoặc "mooning" - đang tăng giá. Sheet tức là một cái bảng tính, liệt kê số liệu, ví dụ file Excel có dòng/cột thì gọi là spreadsheet.
Moonsheet có thể hiểu nôm na là bảng liệt kê các mức giá của một token ứng với các mốc x cụ thể như x1, x10, x100, x200... Đi kèm theo đó là giá token, vốn hóa thị trường (market cap)...
Moonsheet chỉ có giá trị tham khảo là chính, không phải lời khuyên đầu tư và cũng không phải là lời hứa hẹn hoặc cam kết gì cả, đôi khi được thực hiện bởi bên nào đó để tăng tính FOMO.
White Paper
White Paper, hay sách trắng, là nguồn thông tin chuẩn và cơ bản nhất của bất kì dự án nào. Trong White Paper sẽ có các thông tin về định nghĩa dự án, lộ trình phát triển, tokenomics,...
Ngoài ra, một số dự án sẽ có các phiên bản Lite Paper, là bản rút gọn của White Paper, giúp người đọc có được cái nhìn tổng quan về dự án một cách nhanh nhất.
Tokenomics
Tokenomics là thuật ngữ được ghép từ hai từ Token(Tiền mã hóa) và Economics (Kinh tế học). Chính vì thế, Tokenomics có thể xem là mô hình nền kinh tế của tiền mã hóa trong đó mô tả cách các thành phần của nền kinh tế xung quanh token được xây dựng và áp dụng vào mô hình hoạt động của dự án đó.
Airdrop / Retroactive
Đây là hai hoạt động đưa ra để kích thích người dùng và nhà đầu tư sử dụng thử sản phẩm của dự án - skin in game(Retroactive), hoặc đơn giản là làm nhiệm vụ nào đó mà dự án yêu cầu (Airdrop). Đổi lại sau khi làm nhiệm vụ họ sẽ được trả thưởng bằng token.
Một số Retroactive điển hình có thể kể đến như Uniswap (UNI), 1Inch Network (1INCH),...
Token Allocation
Token Allocation là tỷ lệ phân bổ token giữa các nhóm Stakeholder (nhóm có liên quan) trong dự án. Tỷ lệ này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến giá trị của đồng coin.
Token Use case
Hay còn gọi là các trường hợp sử dụng của token.
Muốn token có giá trị thì token phải được ứng dụng trong một hoạt động nào đó: thanh toán, sử dụng dịch vụ cao cấp, staking, biểu quyết... Thông thường các trường hợp sử dụng càng đa dạng và thực tiễn thì giá trị của token sẽ càng cao.
Governance
Nền tảng được xây dựng bởi dự án có thể được quản trị theo cơ chế Centralized hoặc Decentralized tùy vào nhà phát triển dự án. Trong hầu hết các trường hợp, các nền tảng DeFi hiện tại đều được quản trị theo cơ chế Decentralized.
Tuy nhiên, khi Decentralized nền tảng thì đồng nghĩa với việc có thể thiếu người dẫn đầu dẫn dắt. Do đó người ta mới sinh ra một khái niệm "Governance". Khái niệm này được xây dựng để quản trị nền tảng thông qua cơ chế biểu quyết. Tùy từng yêu cầu của dự án, nếu bạn nắm giữ token của dự án bạn sẽ có quyền biểu quyết.
Nguồn tham khảo: