[PyACC 7] Python - Những kiến thức căn bản - P1.3

Câu lệnh If/else If/else là câu lệnh logic cho phép bạn xử lý code theo các điều kiện logic

Câu lệnh If/else

If/else là câu lệnh logic cho phép bạn xử lý code theo các điều kiện logic:

Nếu điều này xảy ra thì:
................................................................................
— Thực hiện logic 1
................................................................................
Ngược lại thì:
................................................................................
— Thực hiện logic 2
................................................................................

Xem các ví dụ để hiểu thêm chi tiết:

a = 1
b = 2

if a == b:
    print('a bằng b')
else:
    print('a không bằng b')
    
    
########################################################################
a = 1

if a:
    print('a hợp lệ')
else:
    print('a không hợp lệ')
    
    
########################################################################
a = False

if not a:
    print('a có giá trị bằng False')
else:
    print('a có giá trị bằng True')
    
########################################################################
a = None

if a is not None:
    print('a khác None')
else:
    print('a bằng None')
    
########################################################################
a = 33
b = 33
if a > b:
  print("a lớn hơn b")
elif a == b:
  print("a bằng b")
else:
  print("a nhỏ hơn b")

Điều kiện của lệnh if là dựa vào kết quả của các phép so sánh và phép logic mà chúng ta đã học ở phần toán tử.

Vòng lặp

Có 2 kiểu lặp phổ biến được sử dụng trong python:

Lặp biết trước số lần lặp

# Với kiểu lặp này, bạn phải biết trước số lần lặp.
# Câu lệnh for sẽ thường được sử dụng trong trường hợp này.

# Ví dụ 1:
for i in range(3):
  print(i)
    
# Kết quả sẽ là 0,1,2

Ví dụ 2:
a = ["apple", "banana", "cherry"]
for i in a:
  print(i)

# Kết quả sẽ là:
# apple
# banana
# cherry


# Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể dùng câu lệnh while để lặp nếu biết trước số lần:
# Ví dụ 3: 

i = 1
while i < 3:
  print(i)
  i += 1
# Kết quả sẽ là: 1,2

Lặp không biết trước số lần lặp

# Khi không biết trước số lần lặp, chúng ta sẽ dùng câu lệnh while.
# Với câu lệnh while, chỉ khi nào điều kiện của while bị vi phạm hoặc vòng lặp bị break một cách chủ đích thì vòng lặp mới dừng lại.

# Ví dụ 1:
i = 1
while True:
  if i % 2 == 0 and i % 5 == 0 and i % 3 == 0:
    print(f'Đã tìm thấy số vừa chia hết cho 2,3,5 là {i}')
    break
  i += 1
    
 
 # Ví dụ 2:
i = 1
found = False
while not found:
  if i % 2 == 0 and i % 5 == 0 and i % 3 == 0:
    print(f'Đã tìm thấy số vừa chia hết cho 2,3,5 là {i}')
    found = True
  i += 1
	

Xử lý ngoại lệ

Ngoại lệ là một trường hợp đặc biệt mà chúng ta không mong muốn chúng xảy ra, nhưng chúng lại có thể xảy ra.

Khi ngoại lệ xảy ra, logic chương trình của bạn sẽ bị ảnh hưởng: lỗi, chết. Do đó chúng ta cần phải xử lý ngoại lệ.

Cách xử lý ngoại lệ trong python:

# Chúng ta đặt đoạn try catch này ở vị trí hoặc đoạn code mà chúng ta cho rằng có thể có ngoại lệ.
try:
  # Giả sử chỗ này có ngoại lệ
  print(x)
except:
  # Khi ngoại lệ xảy ra thì làm gì đó: Ví dụ ở đây chỉ in ra dòng chữ cảnh báo
  print("Có ngoại lệ xảy ra")
  
  
############################################################################
Ví dụ khác:
a = 10
b = 0
try:
  print(a/b)
except Exception as e:
  # "Exception as e" có nghĩa là bắt bất kỳ Exception nào, sau đó lưu tạm vào biến e để xử lý ở bước tiếp theo
  # Ở đây bước tiếp theo, đơn giản là in ra giá trị của e
  print(e)

Subscribe to bachdgvn.com

Don’t miss out on the latest issues. Sign up now to get access to the library of members-only issues.
jamie@example.com
Subscribe